Chiến tranh Nga - Ukraina và chiến lược công nghiệp quân sự

Đặng Đình Cung
Kỹ sư tư vấn

Chiến tranh Nga-Ukraina diễn ra từ hai năm nay, một thời gian đủ dài để chúng ta có thể rút ra vài bài học về đối ngoại, trang bị vũ khí và chiến lược công nghiệp quân sự[i].

Từ mùa xuân năm 1990 đến tháng chạp 1991, mười lăm nước cộng hòa thuộc Liên Xô, cùng với bảy vùng ly khai, tuyên bố độc lập. Trong số đó có Ukraina. Nước này bị kẹt giữa khối NATO và Liên bang Nga, hai khổng lồ không thân thiện nhau mấy, nếu không nói là thù địch nhau. NATO thì kết nạp một số nước mới giành được độc lập. Trong số đó không có Ukraina. Còn Liên bang Nga thì đã xâm lược một số quốc gia trước kia thuộc Liên Xô. Để được Hoa kỳ và Nga thừa nhận nền độc lập của mình thì Ukraina đã phải trao cho Liên bang Nga những đầu đạn nguyên tử có trên lãnh thổ của họ và các chiến hạm lớn neo đậu ở các quân cảng của họ. Từ đó nước này đu dây giữa hai khối quân sự cho tới khi ông Zelenskiy được bầu làm Tổng thống. Vị này nghiêng hẳn về phía Tây phương để đòi lại Crimea và vùng ly khai ở phía Đông Ukraina làm cho Tổng thống Putin lo sợ cho an ninh của Liên bang Nga và tấn công nước này.

Đã là kẻ chiến thắng thì không cần phải “nổ”

Mai Bá Kiếm

Thiếu Khanh

Máy bay tắt máy, cánh quạt dừng đáng lẽ phi công phải bước ra ngoài phủi sạch mây phía trưóc và ra sức đẩy hoặc nhờ máy bay của các đồng chí khác kéo giúp cho đến khi máy nổ lại, chớ sợ lạnh ngồi trong buồng lái giật dây thì nổ máy sao được!

Ông Phạm Huy Vận, vốn nguyên là phi công, Phó đoàn trưởng Đoàn bay 919 kể với báo Thanh niên: “Có lúc tay chạm vào thành máy bay mà lạnh như bị điện giật. Do không có radar dẫn đường, có đám mây là mặc nhiên chui vào, khi nào thấy ánh sáng thì lại bay ra. Thậm chí, có lần chúng tôi đang bay nhìn ra ngoài thấy cánh quạt đứng yên vì lạnh quá, không nghe tiếng động cơ mới biết là động cơ bị "chết". Lúc đó, phi công xử lý bằng cách cầm vào tay ga lắc đi lắc lại một chút, động cơ sẽ chạy lại”.

Bàn một chút về Dân chủ và Pháp quyền!

Phan Thế Hải

Dân chủ là đề tài không mới, thậm chí là cũ, rất cũ nhưng để thấu hiểu nó thì không dễ. Dân chủ đi liền với Nhà nước Pháp quyền. Pháp luật do những người đại diện cho dân soạn thảo ra, thể hiện ý chí và nguyện vọng của dân để rồi Nhà nước dùng Pháp luật để điều hành quốc gia. Đó là tinh thần cơ bản của Nhà nước pháp quyền.

Cử tri phản ảnh ‘hải tặc’ bao chiếm mặt biển, phải chia đôi mới cho đánh bắt

Bửu Đấu

Ngày 24-4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang tổ chức tiếp hơn 100 cử tri của xã Lình Huỳnh, huyện Hòn Đất, trước kỳ họp thứ 7. Ngư dân phản ảnh “hải tặc” bao chiếm mặt biển, chia đôi sản lượng thủy hải sản mới cho đánh bắt.

Cử tri xã Lình Huỳnh đề nghị nhà mạng thông báo trước khi ngắt mạng kết nối các thiết bị giám sát hành trình - Ảnh: BỬU ĐẤU

Cử tri xã Lình Huỳnh đề nghị nhà mạng thông báo trước khi ngắt mạng kết nối các thiết bị giám sát hành trình - Ảnh: Bửu Đấu

Đi tu để làm gì?

Thái Hạo

Kỳ 1

Đạo đức và sự phá sản đạo đức

16-4-2024

Bên dưới bài viết thể hiện lòng tôn trọng của tôi đối với một vị tu sĩ, có một số bình luận nhận định về người tu hành như, “Không lao động đóng góp cho xã hội, cả đời cũng chưa từng làm việc gì tốt... Đạo đức xã hội bị lệch lạc cũng từ đây mà ra”, hay “Lao động tạo ra của cải để giúp người khác thì tốt hơn là lối khổ hạnh vô ích”, v.v.. Vậy rốt cuộc tu hành có ích gì cho xã hội?

Kênh đào Phù Nam - Techo có thể ‘rút’ mất 30% lượng nước chảy về sông Hậu

Đình Tuyển

Tham khảo:

Ngô thế Vinh - Dự án kênh đào Funan Techo: Ứng xử giữa Việt Nam và Cam Bốt – Cảnh đồng sàng dị mộng

Kênh đào Phù Nam – Techo (Campuchia) có thể “rút” mất khoảng 30% lưu lượng nước về sông Hậu, tác động nghiêm trọng đến tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn của ĐBSCL.

Ngày 23.4, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất Dự án kênh đào Phù Nam – Techo của Campuchia nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy ban sông Mê Kông quốc tế…

Theo báo cáo đưa ra, mặc dù dự án thuộc diện “thông báo” nhưng do kênh đào sử dụng trực tiếp nguồn nước của sông Bassac (sông Hậu tại Việt Nam, là phân lưu chính của sông Mê Kông) nên đã gây ra nhiều mối quan ngại của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học và cộng đồng địa phương về tác động xuyên biên giới của dự án này.

Cái chết dần dần của sông Mekong

Tác giả: Maria Stöhr, Spiegel số 17/2024

Người dịch: Nguyễn Hàn Giang

ĐÔNG NAM Á: Các con đập và cuộc khủng hoảng khí hậu đang ảnh hưởng đến một trong những con sông dài nhất thế giới. Sông đã nuôi sống hàng triệu người, nhưng hệ sinh thái của nó đang bị đe dọa. Dòng sông có thể được cứu chữa không?

Sáng sớm khoảng năm giờ rưỡi, khi trời còn tối, anh ngư phủ Kaeg đi từ cồn cát ở Don Khon xuống sông, mang theo một túi nhỏ lương thực. Con thuyền nhỏ của anh nằm ở đó. Người ta có thể cảm nhận ánh mặt trời nhưng hôm nay trời vẫn còn mát mẻ ở miền Nam Lào. Kaeg đi dép lê và quần Adidas ngắn, kéo máy nổ. Đường nước chuyển từ xanh đậm, sang hồng, rồi vàng, rồi da cam.

Ngoại giao Mỹ: Việt Nam đàn áp nhân quyền xuyên quốc gia

23/04/2024

VOA Tiếng Việt

YouTuber/Blogger Đường Văn Thái

YouTuber/Blogger Đường Văn Thái

Hôm 22/4, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố báo cáo nhân quyền 2023, cho rằng chính quyền Việt Nam vẫn không có tiến bộ về nhân quyền, nhấn mạnh vụ bắt giam blogger Đường Văn Thái như là một trường hợp “đàn áp xuyên quốc gia” của chính quyền Hà Nội.

Xem lại cho vui...

(Đáp lại bài thơ của bác Vương Trọng)

Mạc Văn Trang

VỢ QUAN THAM GỬI CHỒNG

Từ hôm chúng nó bắt anh
Đêm em quên ngủ, quên ăn mỗi ngày
Chẳng qua cái vận không may
Còn bao nhiêu đứa đến nay sờ sờ…
Tiên sư thầy bói gà mờ
Để chúng mình bị bất ngờ một phen!
Chúng khám lấy mất bọc tiền
Đô la mấy vạn, bõ bèn chi đâu!
Em toan tính đã từ lâu
Hai con du học mau mau mua nhà
Hai xe hơi, hai vi-la
Cũng là vàng với đô la còn gì?

Bà Trương Mỹ Lan nên phải chết hay nên được sống?

22/04/2024

Ngô Nhân Dụng

Bà Trương Mỹ Lan tại toà án ở thành phố Hồ Chí Minh, 11 tháng Tư, 2024.

Bà Trương Mỹ Lan tại toà án ở thành phố Hồ Chí Minh, 11 tháng Tư, 2024.

Bà Trương Mỹ Lan bị kết án tử hình vì bị cáo buộc biển thủ $12.5 tỷ mỹ kim của Ngân hàng SCB qua các công ty bà kiểm soát. Giết một người không thu hồi được những món tiền đã mất mà cũng không chấm dứt được nạn tham nhũng, hối lộ là hậu quả đương nhiên của trong một chế độ độc tài toàn trị. Bà Lan không thể một mình lấy được nhiều tiền như vậy trong nhiều năm mà lọt qua mắt Đảng Cộng sản. Phải có nhiều người đã che chở và chia chác với bà Lan, nhưng chưa thấy một quan chức cao cấp nào trong đảng và nhà nước được gọi ra tòa.

Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ gần 61 tỷ đô la cho Ukraine

Phan Châu Thành

21-4-2024

Thưa các cụ,

1. Đạo luật về viện trợ 61 tỷ usd cho Ukraina được thông qua hôm qua, 20-04-2024, tại Quốc hội Mỹ đó là các khoản viện trợ KHÔNG HOÀN LẠI - bởi thế 2 đảng phái tại Mỹ mới cãi nhau mất 5 tháng, khi một nhóm nghị sỹ chủ yếu thuộc phe Cộng hòa cho rằng không nên "cho không" Ukraina mãi như vậy, hay như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn chuyển sang hình thức "cho vay" hoặc "cho vay một phần".

Xây dựng “nông thôn mới”

Thái Hạo

21-4-2024

Trong hình là một khu ruộng nhỏ ở làng tôi, tên là Rọc Núi. Cái rọc này chỉ rộng khoảng trên trăm bước chân, chạy một đường dài cắt ngang từ giữa làng kéo thẳng lên chân núi, tạo thành một vệt xanh mềm mại, êm như một làn gió quanh năm thổi qua làng. Rọc Núi đã ở đây từ ngày xửa ngày xưa. Hồi tôi bé tí đã thấy những ruộng lúa này.

Gặp Vũ Thư Hiên

Lưu Trọng Văn

20-4-2024

Gã chở Hoàng Hưng chen chúc con đường Nguyễn Tất Thành giờ vào ca, rồi rẽ Huỳnh Văn Bánh qua nhà thờ Ba Chuông tiến về Ông Tạ. Nhà văn Vũ Thư Hiên ở với con gái ở gần khu Ông Tạ ấy.

Hoàng Hưng đặt bánh cuốn theo Hoàng Hưng là cực ngon ở quận 7 để mời bác Hiên cùng ăn sáng. Bác Hiên bảo thèm cà cuống quá. Gã bảo kiếm đâu ra cà cuống bây giờ. Gã đói rồi, cầm đũa gắp bánh cuốn, bác Hiên ngăn lại, uống chén rượu đã. Rượu nếp thôi.

Vài dòng tưởng nhớ bà mẹ BS Thùy Trâm (*)

Nguyễn Xuân Thọ

21-4-2024

Sau tết Kỷ Hợi năm 2019 tôi đến thăm bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ bác sỹ Đặng Thùy Trâm. Quyển “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã khiến tôi bằng mọi cách gặp bà. Ở Việt Nam sách này được bán ra 500.000 lần. Nó được dịch ra 16 ngôn ngữ và xuất bản trên 20 nước. Bản tiếng Anh có tên là: “Last night, I dreamed of peace” (Đêm qua em mơ thấy hòa bình). Người ta gọi cuốn sách này là “Nhật ký Anne Frank” của Việt Nam.

Dự án kênh đào Funan Techo: Ứng xử giữa Việt Nam và Cam Bốt – Cảnh đồng sàng dị mộng

Ngô Thế Vinh

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL bấy lâu không được quyền có tiếng nói

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long  

Lời giới thiệu

Ủy ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một  cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL. 

Nước và nguy cơ mất nước

Trần Gia Ninh 

Gần đây, việc Campuchia dựa vào Trung Quốc đào kênh Funam chuyển một phần nước sông Mekong ra biên Tây thuộc Campuchia khiến Việt nam lo ngại cho nguồn nước đổ về đồng bằng sông Cửu long bị giảm thiểu, đe doạ nguồn sống của nam bộ Việt Nam.

Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh ở Ukraine – ngày 21/4/2024

Phúc Lai GB / Phúc Lai

1. Ỳ ạch, nhưng vẫn chạy

Sau ba ngày thảo luận sôi nổi trên tàu tuần dương hạng nặng Hoa Kỳ USS Augusta và thiết giáp hạm Anh, HMS Prince of Wales đậu tại vịnh Placentia ở Newfoundland giữa hai lãnh đạo Hoa Kỳ là Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Quốc Winston S. Churchill, ngày 14/8/1941 Hiến chương Đại Tây Dương (Atlantic Charter) đã được ký kết.

Nhưng ba ngày thảo luận đó là 3 ngày cực kỳ thất vọng với Churchill và cả Roosevelt. Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh các trận không kích của Göering phát động, đó là cả một chiến dịch lớn của Không quân Đức nhằm tiêu diệt RAF và giành quyền kiểm soát eo biển Manche cũng như vùng trời phía nam nước Anh. Chiến dịch này nằm trong một kế hoạch của Chiến dịch lớn hơn nhằm xâm chiếm nước Anh: chiến dịch Seelöwe (Sealion, “Sư tử biển”). Tình hình nước Anh căng như dây đàn. Họ đang phải cáng đáng cả một lượng lớn quân Pháp đã bị mất sức chiến đấu sau trận Dunkirk, và chắc chắn nước Anh chưa sẵn sàng để chống lại chiến dịch này của Hitler.

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Bơm đến bao giờ? Cứu được không? Ai sẽ nhận được tiền?

BBC - 20 tháng 4 2024

Chính phủ Việt Nam đã bơm 24 tỷ USD để cứu SCB sau khi khách hàng ồ ạt tháo chạy khỏi ngân hàng này. Tiền gửi của SCB hiện đã giảm 80%, xuống còn khoảng 6 tỷ USD. Liệu nhà nước có tiếp tục bơm tiền để SCB không sụp đổ? Nếu ngưng bơm tiền thì kịch bản có thể xảy ra là gì?

Chụp lại hình ảnh: Khả năng hồi phục của ngân hàng SCB được đánh giá là "rất thấp".Nguồn hình ảnh: GETTY IMAGES, BBC

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn